0
Tin tức

Xử lý khí thải NOx – sứ mệnh của ECO DEF

Xử lý khí thải NOx – sứ mệnh của ECO DEF

   

   NOx là chất gây ô nhiễm chính trong khí quyển, là tác nhân của mưa axitsương khói quang hóa  tích tụ ozone.

  Các oxit chủ yếu là nitơ monoxit (NO) và nitơ dioxit (NO2) cả hai đều ăn mòn và nguy hiểm cho sức khỏe. Có 2 nguồn chính tạo ra NOx từ tự nhiên và từ con người.

I. Nguồn nhân tạo phát sinh khí thải NOx

1. Đốt cháy nhiên liệu

  Ở nhiệt độ cao, oxy và nitơ có trong không khí kết hợp với nhau tạo thành các oxit nitơ. Các mẫu khí thải điển hình chứa 100-1500 ppm NOx.

2. Sản xuất axit nitric

  Khí thải không thể thu hồi trong chất hấp thụ cuối cùng thường chứa 2-3% NOx dựa trên trọng lượng axit được tạo ra.

3. Quá trình hóa học

  Nhiều quá trình trong đó axit nitric, nitrat hoặc nitrit được sử dụng làm thuốc thử dẫn đến phát sinh khí thải NOx. Ví dụ như sản xuất thuốc nổ, nhựa, thuốc nhuộm, vv

4. Quá trình nhiệt độ cao

  Các quy trình trong đó vật liệu được chế tạo ở nhiệt độ cao như sản xuất thủy tinh, lò điện và lò nung xi măng phát sinh khí thải NOx.

 

II. Nguồn tự nhiên phát sinh khí thải NOx 

1. Ô nhiễm do hoạt động núi lửa

   Hoạt động núi lửa phun ra một lượng khổng lồ các chất ô nhiễm trong đó có NOx (chủ yếu là N2O2, NO)

2. Ô nhiễm do cháy rừng cháy rừng

  Do các nguyên nhân tự nhiên cũng như các hoạt động thiếu ý thức của con người, chất ô nhiễm như khói,bụi, khí SOx, NOx, CO…

3. Ô nhiễm do phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên

   Do quá trình lên men các chất hữu cơ khu vực bãi rác, đầm lầy, xác động vật..

 

III. Các công nghệ xử lý khí thải NOx

 1. Khử chọn lọc không xúc tác (SNCR) để xử lý khí thải NOx

  Bằng cách cung cấp khí NH3 vào dòng khí thải có nhiệt độ cao. NO được khử chọn lọc thành N2 mà không cần chất xúc tác.

  Phản ứng diễn ra rất nhanh ở nhiệt độ trên 9000C. Hiệu suất khử NOx tối đa đạt được ở nhiệt độ khoảng 10000C. Lượng NH3 đưa vào càng lớn thì hiệu suất xử lý càng cao.

 Dưới đây phương trình đơn giản của phản ứng sử dụng NH3:

4NO + 4 NH3 + O2 → 4 N2 + 6 H2O

  Nếu lượng NH3 thêm vào tăng lên thì hiệu suất xử lý có thể cao hơn nhưng đồng thời lượng  NH3 chưa phản ứng cũng tăng lên tạo thành NH4HSO4.

  Vấn đề này xuất hiện trong trường hợp khử NOx có xúc tác với NH3. Đối với lò hơi, thời gian lưu ở các giải nhiệt độ xử lý NOx khác nhau là rất ngắn, hiệu suất xử lý đạt 30 – 50%.

  Sử dụng ure (CO(NH2)2) làm tác nhân khử đã được đưa vào áp dụng thực tế. Phản ứng như sau:

CO(NH2)+ 2NO + 1/2O2 → 2N+ 2H2O + CO2

   Dung dịch ure được phun ở dạng sương vào trong lò đốt. Chi phí đầu tư và vận hành của phương pháp này là thấp nhất. Xử lý bằng dung dịch ure rất đơn giản và an toàn.

2. Khử xúc tác chọn lọc với chất khử là NH3 (SCR)

   NH3 là chất khử có khả năng phản ứng chọn lọc với NO và NO2 ở nhiệt độ cao hơn 2320C. Quá trình khử được thực hiện trên bề mặt xúc tác tạo thành Nito và nước theo các phản ứng sau:

 Khi có oxy

4NO + 4NH3 + O2 → 4N2 + 6H2O

2NO2 + 4NH3 + O2 → 3N2 + 6H2O

  Khi không có oxy

6NO + 4NH3 → 5N2 + 6H2O

6NO2 + 8NH3 → 7N2 + 12H2O

  Một số nhóm xúc tác thường được dung trong quá trình này bao gồm:

+Nhóm xúc tác kim loại quý: Pt, Rodi, Pt-Ro, Pt/Al2O3,.. nhiệt độ phản ứng từ 200 -3000C

+Nhóm xúc tác oxit kim loại: Fe2O3/Cr2O3, V2O5/TiO2,.. nhiệt độ phản ứng từ 300-4500C.

   Gần đây, do NH3 là hóa chất có mùi mạnh và khó chịu, nên dung dịch ure được sử dụng để thay thế. 

  Chính vì thế, sản phẩm dung dịch xử lý khí thải động cơ Diesel ECO DEF ra đời dành riêng cho các xe sử dụng hệ thống SCR. Dung dịch ECO DEF hay còn gọi là nước Ure nguyên chất, tỉ lệ gồm 32,5% Ure, 67,5% nước nguyên chất khử ion và các kim loại nặng. Xử lý đến 95% khí NOx sản sinh ra từ động cơ Diesel, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống. 

Viết bình luận